Sen đá Dĩa Hồng

27

Tên khoa học

Graptopetalum superbum (Kimnach) Acev.-Rosas

Tên thường gọi

Sen đá Dĩa Hồng, Hồng Dĩa,

Phân loại khoa học

  • Họ: Crassulaceae
  • Phân họ: Sempervivoideae
  • Tông: Sedeae
  • Chi: Graptopetalum

Nguồn gốc

Sen đá Dĩa Hồng (Graptopetalum superbum) là một loài cây mọng nước có nguồn gốc ở Jalisco, Mexico. Tên gọi sen đá Dĩa Hồng được các nhà vườn Đà Lạt đặt tên.

Giới thiệu về cây sen đá Dĩa Hồng

Sen đá dĩa hồng là một loại cây mọng nước thân cành tuyệt đẹp, các cánh lá có màu hồng nhạt với lớp phấn mỏng bao phủ toàn bộ lá. Các cánh lá dài thuôn dài chắc chắn xếp bằng với nhau kể cả lá mới bên trong đều gần như nằm trên một mặt phẳng, tạo nên hình dáng lá độc đáo. Tán lá có thể rộng 12,5cm. Lá Dĩa Hồng thường dày thịt và nhanh tàn hơn các loại sen cành khác. Những cây già có kích thước thân có thể dài tới 2,5m phát triển theo hướng rũ xuống. Nhưng ở điều kiện sinh trưởng bình thường chúng sẽ phát triển nhỏ gọn.

Hoa của Dĩa Hồng hình ngôi sao có 5 đến 6 cánh màu vàng lục và đầu cánh hoa có màu đỏ, có 2 đến 3 sọc chéo trang trí. Các ngồng hoa mọc thành nhiều nhánh có thể dài tới 40cm.

Graptopetalum superbum (Beautiful Graptopetalum) aka Graptopetalum pentandrum subsp. superbum
Photo via flickr.com

Cách trồng và chăm sóc cây sen đá Dĩa Hồng

Cách chăm sóc sen đá Dĩa Hồng cũng tương tự với các loại sen cành thuộc chi Graptopetalum và sen đá nói chung. Tất cả đều đều cần nhiều ánh sáng mặt trời để có được điều kiện sinh trưởng tốt nhất. Graptopetalum đòi hỏi giá thể có nhiều loại đá sạn và xốp với khả năng thoát nước tốt. Thường xuyên tưới nước vào mùa hè, đối với sen cành, không cần phải chờ cho giá thể khô hẳn để tưới lần sau. Tuy vậy Graptopetalum có thể bị thối rễ và nấm bệnh nếu trời mưa ẩm quá lâu.

Hầu hết sen đá Graptopetalum đều sinh trưởng nhanh, Dĩa Hồng sinh trưởng chậm hơn một chút. Có thể dùng thêm các loại phân hữu cơ hoặc phân tan chậm để bón lót trong mùa mát mẻ.

Graptopetalum thường được nhân giống dễ dàng bằng lá, cắt cành hay ươm hạt. Bất kì nhánh nào bị gãy đều có khả năng mọc rễ và trở thành cây mới. Lá sen cành vô tình rụng xuống gốc cây mẹ cũng có thể mọc thành cây con, đối với cành bị gãy, nó sẽ dùng dinh dưỡng và nước từ tầng lá thấp nhất để có sinh tồn tạm thời trong lúc phát triển bộ rễ mới đủ khỏe. Sau đó, lá non sẽ bắt đầu mọc ra.

Các biến thể và con lai